Chăm sóc mai vàng sau Tết không phải là một kỹ thuật đơn giản, vì nó liên quan đến nhiều mặt như nhu cầu dinh dưỡng, sâu bệnh, nấm,... Của cây trong từng giai đoạn, tình trạng sức khỏe, tính chất của cây trồng, độ tuổi,... Nếu bón phân, phun thuốc không đúng thì chất lượng và hiệu quả của phân, thuốc đối với cây không tăng lên, mà đôi lúc còn làm cho cây phát triển mất cân bằng, dễ bị nhiễm bệnh hoặc bị chết cây. Vậy chăm sóc mai sau tết như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu ạ!
1. Bí quyết chăm sóc mai trồng trong chậu sau Tết
Đối với những chậu mai chưng trong nhà ngày Tết, vì không được tiếp xúc thường xuyên với ánh mặt trời, cây sẽ không quang hợp được, sau một thời gian lá sẽ mỏng hơn, lá có màu xanh nhạt, cành vươn dài yếu ớt. Một số chậu mai hiện nay được phun thuốc kích thích để ra hoa và giữ hoa, điều này gây ảnh hưởng đến chu trình phát triển của mai. Trong những ngày này, mai phải dồn tối đa nhựa để nuôi hoa nên sẽ bị kiệt sức. Nếu sau thời gian này, mai không được chăm sóc tốt thì có thể sang năm mai sẽ không ra hoa được nữa. Để mai phát triển tốt và cho hoa đẹp vào năm sau chúng ta cần thực hiện các bước chăm sóc sau:
1.1 Cắt tỉa cành phụ
Sau Tết, bạn cần mang cây ra ngoài và đặt trong bóng râm; vì nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, mai sẽ bị bị cháy lá. Bạn cắt tỉa bớt các cành dài, tước bỏ nụ và hoa. Cành mai nên được tỉa trước ngày 15 và chậm nhất là 20 âm lịch. Thông thường, người ta sẽ cắt bỏ 1/3 cành mai đi.
Xem thêm Hoa mai vàng ngày tết và ý nghĩa hoa mai vàng ngày tết Cổ truyền Việt Nam
1.2 Cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây
Dùng khoảng 1 thìa cà phê pha với 10 lít nước để phun lên lá và tưới quanh gốc cây. Nếu cây đâm chồi và phát triển mạnh, bạn không cần bón thêm phân cho cây nữa. Nếu cây vẫn chậm ra lá, bạn dùng thêm phân bón lá kích thích sinh trưởng tưới quanh gốc và phun lên cây.
1.3 Bảo vệ cây khỏi các loại sâu bệnh hại
Mùa xuân ấm áp là mùa mà các loại dịch bệnh phát triển mạnh. Vì vậy, bạn nên dùng thuốc có hoạt chất Hexaconazole và Fipronil để phun lên cây sau lần đầu cắt tỉa khoảng 10 ngày và lần tiếp theo đó là khi cây vừa ủ mầm. Điều này giúp loại bỏ các loại nấm mốc bám trên thân và gốc cây.
2. Quy trình chăm sóc mai sau Tết theo tháng
2.1 Giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6
- Đây là giai đoạn quan trọng sau khi cây mai ra hoa đợt Tết thì cây đã bị suy yếu, nên sau Tết chúng ta bắt đầu tiến hành phục hồi cho cây. Đầu tiên ta tiến hành thu tàn bằng cách cắt ngắn 30% các cành, một năm sau các cành này mọc dài ra là vừa đủ đẹp.
Bài viết liên quan Hướng dẫn cách chọn cây mai đẹp , giống mai vàng đẹp chưng tết
- Thay đất: trong quá trình thay đất ta cắt bớt phần rễ già ở hai bên thành chậu, việc rễ quá dài sẽ khiến cây khó hút dinh dưỡng nuôi cây. Sau khi cắt khoảng 15 ngày cây sẽ bắt đầu ra rễ cám nên không cần quá lo lắng (lưu ý không nên cắt quá sát).
Trộn đất theo công thức xơ dừa, trấu sống, đất thịt... Nếu có thêm phân hữu cơ trộn chung vào thì càng tốt sẽ giúp cây có đầy đủ chất dinh dưỡng. Hoặc bạn có thể sử dụng các loại đất sạch dành cho hoa kiểng đã trộn sẵn có trên thị trường.
- Bón phân: chúng ta cần xác định rằng ở giai đoạn này là giai đoạn phục hồi và giúp cây mai phát triển, nên cần lưu ý bón phân sao cho cành lá phát triển sum suê nhất bạn có thể bón phân lân, hoặc các loại phân hữu cơ như phần trùn quế, phần cá, phần gà dạng viên nén…
- Cây mai có thể vươn rễ đi khắp nơi để tìm nguồn dinh dưỡng tuy nhiên khi trồng trong chậu chúng ta phải thường xuyên bón phân định kỳ mỗi 2 tuần/lần. Các loại phân được khuyến cáo là phân hữu cơ nếu sử dụng phân vô cơ phải tuân theo liều lượng nhất định tránh cây bị nóng.
- Tưới nước: cây mai đặc biệt thích nước sông, nước mương, nước ruộng các loại nước này chứa nhiều dưỡng chất cho cây mai phát triển... Nếu không có thể tưới nước giếng. Khi trời nắng ngày tưới nước hai lần, trời mát tưới ngày một lần tuỳ theo độ to của gốc mà tưới lượng nước cho phù hợp. Lưu ý không tưới nước vào buổi trưa khi trời nắng dễ làm héo cây, và khi buổi tối sẽ làm cây dễ bị sâu bệnh tấn công.
- Không khí: các nhà vườn trồng mai chuyên nghiệp luôn đặt cây mai ở trên cao hẳn so với mặt đất. Để tạo không khí lưu thông thường xuyên giảm các loại bệnh nấm mốc thường xuất hiện trên cây mai.
- Ánh sáng: cây mai rất thích ánh sáng trực tiếp vì vậy hạn chế đặt cây mai vàng ở dưới tán lá cây khác hoặc gần các bức tường. Định kỳ mỗi 2 tuần xoay cây mai một góc 180 độ để cho cây mai phát triển đồng đều.
Lưu ý: nên thường xuyên quan sát cây mai xem đất có bị ướt hay quá khô không. Kiểm tra xem trên lá, thân có biểu hiện lạ hay không để xử lý kịp thời.
Tìm hiểu thêm Quy trình và kỹ thuật bón phân cho cây mai vàng, những phân bón cho mai vàng tốt nhất
2.2 Giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 12 - Giai đoạn này cây đã khoẻ mạnh, cành lá càng xum xuê vì thế chế độ dinh dưỡng rất cao. Vì thế chúng ta nên tập trung bón các loại phân có nồng độ đạm và lân cao. - Từ tháng 6 đến tháng 9: đây là giai đoạn cây mai bắt đầu phân hoá nụ vì thế chúng ta nên bón phân Lân (DAP) để cho các nụ to khoẻ hơn. - Đây cũng trùng thời điểm mùa mưa cây thường bị các bệnh như đốm lá, rỉ sắt có thể sử dụng các thuốc đặc trị như Coc 85, Insuran, Ridomin để phun định kỳ 1 tháng/lần. - Từ tháng 9 đến tháng 12: các nụ hoa đã bắt đầu hình thành nhiều cây bắt đầu ngừng phát triển lá để tập trung dinh dưỡng nuôi nụ hoa. Lúc này không nên bón các loại phân Ure hay Lân sẽ khiến cây bị ức chế và trổ hoa trước Tết. Nên bón các loại phân có nồng độ Kali cao sẽ khiến nụ hoa mập khi ra hoa nhiều và màu sắc sặc sỡ hơn. Đến khoảng giữa tháng 12 âm lịch ta bắt đầu tiến hành tuốt hết lá để cây tập trung dinh dưỡng cho nụ. Công việc chăm sóc cây mai sau Tết Nguyên đán trên sẽ giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho cây mai tích luỹ chất dinh dưỡng, tạo nụ hoa để cho những hoa vàng thật đẹp vào Tết năm sau, mang đến may mắn, phú quý cho gia đình. Chúc các bạn thành công!